Chào bạn, bạn có bao giờ nghĩ, chính những chiếc vỏ hộp sữa mà bạn bỏ đi sau mỗi lần uống sữa hằng ngày lại có thể tái chế để lợp nhà, làm bàn ghế hay chính những vật dụng hữu ích trong đời sống thường ngày. Hôm nay, Libati.vn sẽ chia sẻ với các bạn câu chuyện tấm lợp sinh thái từ vỏ hộp sữa từ chính bàn tay, khối óc của con người để từ đó bạn có thể trân trọng hơn về giá trị của những chiếc vỏ hộp sữa khi được thu gom và tái chế đúng cách.
Vỏ hộp sữa được tái chế thành những sản phẩm gì?
Thông thường, một chiếc vỏ hộp sữa được cấu tạo từ 3 thành phần chính bao gồm: Giấy chiếm 75%, nhựa chiếm 21% và nhôm chiếm 4%. Chính sự cấu tạo phức tạp này của vỏ hộp sữa mà việc tái chế sản phẩm này hết sức phức tạp.
Nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ mà cho đến ngày nay, vỏ hộp sữa có thể tái chế thành nhiều sản phẩm khác nhau như là: tấm lợp sinh thái từ vỏ hộp sữa, tấm lót sàn, bột giấy và nhiều sản phẩm gia dụng khác.
Vỏ hộp sữa sau khi thu gom sẽ được tái chế như thế nào?
Bạn có biết, vỏ hộp sữa sau khi được thu gom sẽ được tái chế như thế nào không? Chúng mình sẽ tóm lược quy trình tái chế vỏ hộp sữa để các bạn hiểu hơn như sau:
Bước 1: Tách bột giấy với nhôm/nhựa
Vỏ hộp sữa sau khi được thu gom về nhà máy tái chế sẽ được cho vào máy thủy lực chuyên dụng để tách riêng phần bột giấy và nhôm/nhựa ra.
Bước 2: Xử lý thành thành phẩm
Sau khi đã tách riêng từng thành phần, mỗi nguyên liệu sẽ được tái chế theo những quy trình riêng biệt.
- Bột giấy: bột giấy sẽ được đem đi để loại bỏ hết tạp chất, tạo hình băng giấy và sấy khô. Băng giấy thành phẩm sau đó tiếp tục được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất ra các vật dụng khác như túi giấy, thùng carton, sổ tay…
- Nhôm/nhựa: hỗn hợp nhôm và nhựa được đem đi loại bỏ tạp chất, sấy khô đến độ ẩm còn 8%. Sau đó, hỗn hợp này được băm nhỏ rồi cho vào máy ép thành các tấm phẳng. Từ các tấm phẳng này chúng ta có thể làm thành các loại tấm lợp sinh thái, khung tranh, thùng rác, sàn tàu…
Câu chuyện tấm lợp sinh thái từ vỏ hộp sữa
Như mình đã để cập ở trên, những sản phẩm tấm lợp được sản xuất từ nhôm nhựa tái chế từ vỏ hộp sữa đã trở thành những mặt hàng sản xuất độc đáo và mang lại những giá trị thiết thực với đời sống.
Tấm lợp từ vỏ hộp sữa – Đây là sáng kiến của nhóm đoàn viên Sở Tài nguyên và môi trường TP.HCM, đang triển khai thí điểm tại 70 trường học trên địa bàn TP.
Với công nghệ tách bột giấy từ vỏ hộp sữa ra khỏi hỗn hợp nhôm và nhựa. Sau đó, hỗn hợp nhôm nhựa được xử lý bởi dây chuyền ép nhiệt để sản xuất ra tấm lợp sinh thái. Hỗn hợp nhôm nhựa được ép chặt và kết dính với nhau bằng nhiệt độ và áp lực, không sử dụng phụ gia kết dính. Những tấm lợp sinh thái có thành phần từ 100% sản phẩm tái chế, không chứa chất phụ gia và an toàn tuyệt đối với môi trường đã được tạo thành như thế.
Những tấm lợp sinh thái từ vỏ hộp sữa được các nhà khoa học đánh giá cao về chất lượng nhờ trọng lượng nhẹ hơn rất nhiều so với các tấm lợp tôn, fibro xi măng nhiều lần. Độ bền cơ lý cũng như khả năng cách âm, cách nhiệt tốt hơn so với tấm lợp làm từ nguyên vật liệu khác. Đặc biệt, do cấu tạo từ 2 thành phần nhôm và nhựa, loại tấm lợp này có tuổi thọ khá cao, không bị lão hóa bởi môi trường khắc nghiệt. Rất phù hợp để thi công mái nhà xưởng, chuồng trại chăn nuôi ở nước ta hiện nay.
Cho đến nay, tại Việt Nam đã có hàng nghìn tấn vỏ hộp sữa đã được thu gom tái chế. Dự kiến trong tương lai, con số này sẽ còn tăng mạnh hơn nữa. Libati cũng hy vọng rằng, ngày càng có nhiều tấm lợp sinh thái từ vỏ hộp sữa được đưa đến tay người tiêu dùng. Điều này vừa giúp giảm bớt rác thải gây ô nhiễm môi trường, vừa giúp người tiêu dùng được sử dụng những sản phẩm tấm lợp sinh thái chất lượng nhất.
Thông tin liên hệ:
Công ty TNHH LIBATI – NPP Miền Bắc
Địa chỉ: Lô B9/D6 Khu đô thị mới Cầu Giấy, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0896 122 868